Những chiếc cốp pha xây dựng bạn có thể gặp ở hầu hết các công trình thi công xây dựng. Đây là vật dụng vô cùng quan trọng trong việc tạo khuôn để đổ bê tông trong xây dựng. Chúng phổ biến là vậy thế nhưng vẫn còn không ít người vẫn còn khá mơ hồ về cốp pha xây dựng.
Hôm nay chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem liệu cốp pha xây dựng là gì? Vai trò và công dụng của cốp pha? Các loại cốp pha xây dựng?
Mục lục
1. Cốp pha là gì?
Cốp pha xây dựng là một kiểu dạng tạo khuôn để đúc bê tông thành các khối theo nhu cầu và mục đích sử dụng của từng công trình. Được làm từ các vật liệu khác nhau như gỗ, thép, nhựa, … Chúng có khá nhiều tên gọi khác nhau như cospha, cốt pha,… nhưng tên gọi chính và đúng bắt nguồn từ tiếng Pháp là coffrage.
Cốp pha xây dựng sẽ giúp tạo khuôn và định hình để đổ bê tông, đảm bảo vững chắc cho quá trình đổ bê tông cốt thép và giữ an toàn cho đến khi bê tông khô cứng lại. Do đó chúng có một vị trí cực kì quan trọng trong các công trình xây dựng.
2. Cấu tạo của cốp pha xây dựng
Cốp pha xây dựng có cấu tạo bao gồm:
- Ván mặt: Quyết định đến kết cấu bề mặt, kích thước và hình dạng bê tông khi đông cứng, do chúng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bê tông ở dạng lỏng khi bổ bê tông cốt thép.
- Sườn cứng: Kết hợp với ván mặt, nâng cao độ cứng, vững chắc cho cốp pha xây dựng.
- Các phụ kiện liên kết: Giúp liên kết chặt chẽ các cốp pha lại với nhau và liên kết vững chắc với các hệ giàn giáo chống đỡ.
3. Vai trò và chức năng cốp pha xây dựng
Do ban đầu đổ bê tông cốt thép đang ở dạng lỏng nên cần đến cốp pha xây dựng để định hình và chứa lượng bê tông lỏng này, cho đến khi bê tông chuyển sang dạng rắn, đông cứng và thành hình.
Vai trò của cốp pha xây dựng có 2 trọng điểm chính đó là:
- Đảm bảo kích thước, kết cấu hình học và chịu lực đè khi đổ bê tông
- Là yếu tố quyết định đến bề mặt bê tông liệu có đạt chuẩn hay không
4. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cốp pha
Để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng, tiến độ thi công không bị trì hoãn, kéo dài thì việc sử dụng cốp pha cần theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra:
- Do vữa bê tông ở thể lỏng nên khuôn cốp pha cần kín, không bị thủng, hở dẫn đến bê tông vị chảy ra ngoài.
- Lắp đặt kích thước, hình dạng khuôn theo đúng kế hoạch để tạo ra được kết cấu chuẩn như ý muốn.
- Thiết kế vững chắc, bền bỉ, không bị biến dạng trong quá trình chứa vữa bê tông và chờ bê đông kết.
- Khả năng chịu lực đẩy cao trong thời gian dài, từ khi bê tông ở dạng lỏng cho đến khi hóa rắn và đủ tiêu chuẩn để dỡ cốp pha.
- Thiết kế gọn nhẹ, đơn giản, lắp đặt, tháo dỡ hay di chuyển dễ dàng và nhanh chóng, khả năng tái sử dụng tốt.
- Số lần tái sử dụng càng nhiều chứng tỏ cốp pha xây dựng càng bền vững và thiết kế đạt chuẩn.
5. Cách loại cốp pha trong xây dựng
Các loại cốp pha xây dựng hiện nay trên thị trường có 5 loại, bao gồm:
5.1 Cốp pha gỗ
Cốp pha gỗ là cốp pha được làm từ gỗ, được chia thành 2 loại là cốp pha gỗ tự nhiên và cốp pha gỗ công nghiệp:
- Cốp pha gỗ tự nhiên: Đúng như cái tên thì chúng được làm từ gỗ có ngoài tự nhiên, được thiết kế và ghép nối lại với nhau tạo thành hệ thống cốp pha xây dựng. Loại này thường được dùng nhiều trong các công trình có quy mô nhỏ và vừa như nhà cấp 4, nhà 1, 2 tầng,… khá tiện dụng.
- Cốp pha gỗ công nghiệp: Chúng được làm từ những loại gỗ ép công nghiệp, sản xuất trên công nghệ hiện đại. Các lớp gỗ được ép lại với nhau bằng các lớp keo dính, độ liên kết cao, chống nước, chống ẩm tốt. Được các nhà thầu sử dụng nhiều trong các công trình có quy mô vừa và lớn.
5.2 Cốp pha nhựa
Cốp pha nhựa được chế tạo và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, cho ra những kích cỡ có độ chuẩn cao. Ưu điểm cũng gần giống như cốp pha gỗ nhưng lợi thế hơn về mặt trọng lượng và mức độ tái sử dụng. Kiểu dáng rất đa dạng, thích hợp với mọi địa hình công trình khác nhau, nên được sử dụng phổ biến nhất.
5.3 Cốp pha nhôm
Cốp pha nhôm được sản xuất bằng chất liệu hợp kim nhôm, độ bền bỉ, cường độ và mức độ liên kết cao, tạo thành bộ khung vững chắc để định hình bê tông. Điểm mạnh phải kể đến đó là không han rỉ, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, giảm thời gian và chi phí bảo quản. Rất thích hợp với các công trình xây dựng cao tầng, mức giá thành trung bình.
5.4 Cốp pha thép
Cốp pha thép được làm từ chất liệu thép, tạo thành những bộ khung định hình, ưu điểm là rất vững chắc, chịu được lực lớn. Nhược điểm là khá nặng nên thường được sản xuất với diện tích cố định nhỏ và hay bám dính bê tông. Do đó khi tháo dỡ cần rất cẩn thận, dẫn đến thời gian lắp, tháo cũng sẽ lâu hơn so với các loại cốp pha xây dựng khác.
5.5 Cốp pha phủ phim (Ván phủ phim)
Ván phủ phim (cốp pha phủ phim) được tạo thành từ những lớp gỗ mỏng, bám dính và ép lại với nhau bằng những chất liệu keo đặc biệt. Thường được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến với tiêu chuẩn châu âu. Điểm mạnh của ván cốp pha xây dựng phủ phim đó là khả năng chống bám dính bê tông, chống ẩm, chống nước và tái sử dụng được rất nhiều lần. Do đó chúng cũng được sử dụng rất rộng rãi.